Sự thay đổi của Mũi Né sau 25 năm
Mũi Né ngày ấy chưa có một khách sạn nào quy mô. Nhưng 25 năm sau, dọc dải ven biển này đã có tới 317 khách sạn, resort với hơn 11.500 phòng nghỉ trong đó có 2 resort đạt 5 sao; 27 resort đạt 4 sao và 15 khách sạn đạt 3 sao (riêng ở TP.Phan Thiết).
Từ chỗ chỉ đón vài chục nghìn lượt du khách (1995), thì nay con số ấy đã lên đến trên 6,4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm tới 11%. Doanh thu của ngành du lịch (cuối năm 2019) đạt con số tới 15.200 tỉ đồng, chiếm tới 9,7 % GRDP của tỉnh.
Nếu như 25 năm trước, chủ yếu là khách nội địa đến Mũi Né, thì nay thị trường du khách không chỉ có du khách trong nước, mà đã có khách quốc tế ở khắp thế giới đến Mũi Né. Những thị trường khách quốc tế phổ biến nhất ở Mũi Né phải kể đến đó là Nga, Đức, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada, Phần Lan, Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc). Thậm chí thị trường Châu Phi vốn rất ít cũng đã có lượng khách đặt chân đến Mũi Né.
Vẻ đẹp hoang sơ độc bản của Mũi Né thu hút du khách nước ngoài
Ngành du lịch hiện nay được tỉnh xác định là ba trụ cột quan trọng, cùng với công nghiệp năng lượng và nông nghiệp, thủy sản để xây dựng và phát triển kinh tế trong nhiệm kì mới 2020-2025.
Ngày 24.8, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký Quyết định (số 2354) công nhận Mũi Né (Bình Thuận) là Khu du lịch quốc gia.
Quan điểm phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Né được Thủ tướng phê duyệt nêu rõ: Phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Né theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, đặc biệt là thắng cảnh Bàu Trắng và các đồi cát ven biển.
Cải tiến hạ tầng, bước đệm để du lịch bứt phá
Sân bay Phan Thiết là cảng hàng không quốc nội cấp 4E, với vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng. Năm 2020, tỉnh Bình Thuận đang tích cực thực hiện chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của Thủ tướng và dự án sân bay Phan Thiết là một trong những dự án trọng điểm. Hai tháng gần đây, hạng mục đường vào sân bay Phan Thiết được tái khởi động, một lần nữa thổi hơi nóng vào thị trường đất nền nơi đây, buộc chính quyền địa phương phải cảnh báo.
Song song đó, dự án sân bay quốc tế Phan Thiết đang được tái khởi động, sân bay quốc tế Long Thành chuẩn bị khởi công một số hạng mục công trình trong tháng 10/2020 đã như một cú huých kép giúp thị trường BĐS du lịch và ngành du lịch của Đồng Nai, Bình Thuận sôi động hơn bao giờ hết.
Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có tổng chiều dài 99km, là dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông, vừa chính thức được khởi công vào ngày 30/9 vừa qua.
Cao tốc Dầu Giây Phan Thiết rút ngăn thời gian di chuyển từ HCM về Phan Thiết còn 2 tiếng
Dự kiến vào năm 2022, sau khi hoàn thiện, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ giúp rút ngắn hành trình từ TP. HCM đến khu vực Phan Thiết (Bình Thuận) từ 4 giờ xuống dưới 2 giờ.
Dự án bất động sản nâng tầm du lịch Mũi Né
Dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né được coi là điểm sáng trong các dự án BĐS Phan Thiết với loại hình căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng biển tiên phong tại Mũi Né, được các nhà đầu tư săn đón và kỳ vọng sẽ trở thành khách sạn tiêu chuẩn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi tới Mũi Né.
Apec Mandala Wyndham Mũi Né được phát triển với mục tiêu nâng tầm nghỉ dưỡng của Bình Thuận. Điều đó được thể hiện qua sự kiện Apec Group bắt tay cùng ông lớn Wyndham Hotel Group (Mỹ) – Một trong 5 thương hiệu quản lý khách sạn hàng đầu thế giới với hệ thống gần 9.000 khách sạn trên 75 quốc gia trên thế giới. Việc ký kết chiến lược cùng Wyndham đồng nghĩa với việc nâng cấp các tiêu chuẩn dịch vụ của dự án lên tầm quốc tế.
Hình ảnh phối cảnh dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né
Bên cạnh đó để tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng đích thực Apec Mandala Wyndham Mũi Né còn tạo ra những tiện ích giải trí đẳng cấp như bể bơi vô cực, công viên nước, spa, jjim jil bang, nhà hàng, cà phê, bar ngoài trời,...
Từ khóa: